Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ bạn khỏi nắng trong 10-20 phút, tuỳ thuộc vào thời điểm bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đặc điểm làn da của bạn. Như vậy, sản phẩm kem chống nắng có chỉ số 15 SPF sẽ dùng được trong khoảng 3-5 tiếng, đây là khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2mm kem lên da.
Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi, mồ hôi, quần áo và nước cũng như việc sử dụng đúng cách của người sử dụng. Do đó, thời gian bảo vệ da bạn khỏi nắng thực tế của các sản phẩm này chỉ bằng khoảng 50-60% thời gian trên lý thuyết. Hơn nữa, để đạt hiệu quả tối ưu, cần phải bôi kem chống nắng nửa tiếng trước khi ra ngoài.
Trên thực tế, đa số kem chống nắng chỉ có chức năng lọc các tia cực tím UVB (gây cháy nắng). Rất ít sản phẩmcó thể bảo vệ da người khỏi tác hại của tia UVA, tác nhân gây ung thư da và nếp nhăn, vốn thẩm thấu rất sâu vào trong da.
Mặc dù số SPF càng cao thì càng bảo vệ được người sử dụng, nhưng rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa những chỉ số này là rất nhỏ: SPF 15 ngăn chặn được khoảng 92% tia UVB trong khi SPF 50, đắt hơn nhiều, cũng chỉ ngăn chặn được khoảng 98% tia UVB.
Tiến sĩ Martin A. Weinstock, chủ tịch nhóm tư vấn ung thư da của Hội Ung thư Mỹ cho biết: “Nhiều người sử dụng kem chống nắng SPF 15 có tác dụng như kem chống nắng có chỉ số SPF 5 bởi lượng kem được bôi quá ít và quá mỏng”. Như vậy, chỉ cần bôi kem đúng cách và đúng thời gian quy định thì không nhất thiết phải chọn loại kem có chỉ số SPF quá cao.
- Hãy chọn mua các sản phẩm kem chống nắng có chứa oxide kẽm, titanium dioxide hay avobenzone (có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA).
- Nếu không tìm thấy loại sản phẩm này trên thị trường, bạn hãy chọn loại kem chống nắng chịu nước và có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên, có tác dụng chống tia UVB.
- Nếu hằng ngày bạn phải tiếp xúc với ánh nắng thì bạn cần phải chọn cho mình những sản phẩm trang điểm có chỉ số chống nắng hoặc có thể thoa lớp chống nắng trước khi trang điểm.
- Nếu bạn chuẩn bị đi biển thì nên củng cố khả năng chống đỡ của da bằng việc bổ sung một đợt (2-3 tuần trước kỳ nghỉ) vitamin A, E, C, kẽm và selenium, chúng có các axit béo thiết yếu cho tế bào da và không phải chờ đến lúc ra đến biển mới thoa kem mà bạn phải thoa từ lúc bắt đầu lên xe. Sau đó thoa lại mỗi 2 giờ hoặc sau mỗi lần tắm lên cho dù đó là dạng kem không thấm nước.
- Nắng càng lên cao thì các tia UV càng nguy hiểm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ đến 16 giờ.
- Đừng đợi đến khi có cảm giác nóng rát mới để ý đến da. Theo lý thuyết nó có thể bảo vệ cho da không bị bỏng nắng, trước hết bằng việc loại bỏ cảm giác nóng da. Vì không thấy nóng da nên bạn cứ để cho các tia UV xuyên qua hàng rào phòng ngự của da, chúng xuyên thẳng đến hạ bì, tăng cường lão hoá và giúp cho ung thư phát triển.
Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng
- Phụ nữ mang thai: Rối loạn hormon có thể dẫn đến khích ứng sắc tố melanin làm cho các vết nám dễ xuất hiện hơn và bạn nên biết rắng các vết nám do mang thai cũng cần phải điều trị chứ không tự biến mất như vài quan niệm cũ.
- Mắt cũng là cơ quan nhạy cảm dễ bị tổn thương dưới ánh nắng. Bạn nên có kính râm màu sậm và kiểu ôm trùm cả chân mày và đuôi mắt. Chứng viêm màng sừng là bệnh hay mắc phải khi đi nắng. Triệu chứng là đỏ mắt và chảy nước mắt.
- Tóc rất nhạy cảm với Tia UV. Nắng nhẹ sẽ cho những phản chiếu đẹp, kích thích lưu thông mạch máu da đầu, giảm rụng tóc. Ngược lại nắng gắt sẽ làm cho tóc mờ, giòn, gãy, khó chải. Bạn có thể lựa chọn dầu gội đầu có SPF từ 20-35 SPF.
- Trẻ em, do biểu bì chưa hoàn chỉnh nên dễ dị ứng với nắng, da mau bị bỏng nhưng báo hiệu nóng lại xảy ra chậm hơn. Vì vậy việc chống nắng cho trẻ cần phải tích cực hơn.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét